Diễn biến Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử Phố cổ

Câu chuyện bảo tồn và phát triển khu phố cổ, phố cũ đang chất chứa nhiều nghịch lý khó giải quyết mà lẽ ra quy hoạch phân khu nội đô lịch sử phải được thực hiện sớm hơn.

Ảnh: Sưu tầm

Ngày 22/3/2021, Hà Nội công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử) tại các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Tổng diện tích đất theo quy hoạch khoảng 2.709,75ha. Quy mô dân số theo số liệu điều tra năm 2019 khoảng 887.000 người. Đáng chú ý, theo quy hoạch, dân số tới năm 2030 và 2050 chỉ còn 672.000 người, tức sẽ giảm khoảng 215.000 dân, một con số rất lớn.

Về quan điểm bảo tồn và phát triển, Quy hoạch tuân thủ theo đúng định hướng Quy hoạch chung Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011. Riêng đối với khu phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích quốc gia, khu vực hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt và các công trình di tích, tôn giáo, danh thắng…, ngoài tuân thủ quy định của Luật Quy hoạch đô thị và các nghị định có liên quan, việc quản lý, bảo tồn cần bám sát quy định của Luật Di sản văn hoá và các văn bản pháp luật có liên quan.

Là khu vực có giá trị về lịch sử và văn hóa nên câu chuyện bảo tồn khu vực phố cổ Hà Nội đã nhiều lần được đưa ra bàn luận và có các quyết sách trực tiếp liên quan đến việc giãn dân, bảo tồn các di tích, vùng thắng cảnh… 

Tuy nhiên để hiện thực hóa được các mục tiêu này là không dễ dàng. Hơn 2 thập kỷ qua, số người dân bám trụ tại các khu phố cổ không giảm đi mà còn tăng lên, dù các khu nhà tái định cư phục vụ cho việc giãn dân đều đã sẵn sàng. 

Việc giãn dân khỏi nội đô lịch sử nói chung và các khu phố cổ nói riêng có ý nghĩa như thế nào, cách thức triển khai ra sao, tính hiệu quả và khả thi đến đâu? 

Đồ án quy hoạch mới được công bố quy định kiến trúc cảnh quan, thiết kế riêng của khu vực nội đô lịch sử. Theo đó,khu phố cổ được phép cao từ 3 – 4 tầng (12 – 16m); khu vực Hồ Gươm và phụ cận được xây công trình cao không quá 16m. Quy hoạch cũng nêu rõ, khu phố cũ được phép xây từ 4 – 6 tầng (16 – 22m); các khu vực hạn chế phát triển được xây từ 5 – 7 tầng (20 – 25m).

Tuy nhiên, cũng không phải đến bây giờ, người dân phố cổ mới biết đến việc không được phép xây dựng nhà cao quá 4 tầng. Từ năm 2013, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ra quyết định 6398/QĐ-UBND ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội. Bản quy chế dài tới 51 trang quy định rất rõ về chiều cao, màu sắc, mật độ xây dựng của từng khu vực trong đó có cả quy định về việc sửa chữa, xây mới.

Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, mọi nỗ lực thực thi bản quy chế này dường như chỉ mới nằm trên giấy khi có hàng loạt công trình xây dựng sai phép, vượt phép tại nhiều tuyến phố đang ồ ạt mọc lên, phá nát quy hoạch kiến trúc phố cổ Hà Nội. 

Để Quy hoạch cả một công trình mang hồn hương lịch sử của một quốc gia là điều không hề dễ dàng, cụ thể là 10 năm nay, năm nào cũng có kế hoạch nhưng tất cả vẫn chỉ trên giấy tờ, để bàn luận, để “lên kế hoach” nhưng vẫn chưa thể đi vào thực thi vì còn vướng mắt nhiều vấn đề trong quá trình quy hoạch. Mọi thứ đến thời điểm này vẫn chưa thể rõ ràng.

Muộn còn hơn không, nhưng với điều kiện bản quy hoạch sẽ sớm đi vào thực tế, tránh trường hợp quy hoạch tầm nhìn 10  năm nhưng 10 năm sau mới thực hiện quy hoạch. Nhiều người dân chia sẻ, họ nghe đến quy hoạch từ lúc lập gia đình nhưng đến lúc có cháu, quy hoạch vẫn chưa triển khai, cũng như đề án giãn dân phố cổ, 2 thập kỷ qua vẫn chưa có sự chuyển đồng. Đó là thực tế rất đáng lo ngại. 

Nguồn: Reatimes

This entry was posted in Chưa phân loại. Bookmark the permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.