QUYẾT ĐỊNH KỊP THỜI CỦA BỘ TÀI CHÍNH, TỔNG CỤC THUẾ VỀ VIỆC KÊ KHAI THUẾ TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN RẤT HỢP VỚI LÒNG DÂN VÀ PHÙ HỢP VỚI QUY LUẬT KINH TẾ

Thị trường bất động sản thời gian qua rất sôi động, phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó có một số hiện tượng người dân khi giao dịch bất động sản thường ghi 2 giá: giá thỏa thuận và giá hợp đồng.

Việc này khiến các cơ quan nhà nước lo ngại việc thất thu thuế nên một số địa phương “nhanh nhảu” đề xuất và triển khai việc giám sát giá giao dịch bất động sản. Thậm chí nhiều hợp đồng giao dịch bất động sản bị trả hồ sơ khiến cho việc sang tên đổi chủ, ra sổ đỏ khó khăn. Nhiều địa phương triển khai máy móc, khiên cưỡng đến mức anh em ruột bán cho nhau, con mua lại của bố mẹ, chú mua của cháu… là những quan hệ ruột thịt, họ hàng đặc thù, mà vẫn “ép“ phải theo giá thị trường, từ đó “ngâm“ hồ sơ, trả hồ sơ, gây bức xúc dư luận và làm gián đoạn dòng chảy của thị trường bất động sản.

Chính vì vậy ngay khi Tổng Cục Thuế ban hành Công điện 08/ CĐ- TCT ngày 10/6/2022 và Thông tin báo chí ngày 11/6/2022, dư luận đã nhiệt liệt ủng hộ, người giao dịch bất động sản cũng “thở phào“.

Đáng chú ý ở đây là: các Chi cục thuế phải có trách nhiệm “Tiên phòng – Hậu kiểm”, có nghĩa là phải đảm bảo hoàn thành tính thuế theo đúng hợp đồng, đảm bảo thời gian theo đúng quy định, không “ngâm“ hồ sơ, trả hồ sơ. Trường hợp phát hiện rủi ro thì tiến hành thanh tra, kiểm tra sau.

Đây là quyết định hợp lòng dân, phù hợp với văn hoá giao dịch bất động sản Việt Nam, đồng thời đáp ứng được các quy luật khách quan của thị trường.

Nhà đầu tư bất động sản, môi giới bất động sản cần nắm vững, hiểu rõ Công điện này để triển khai công việc và tư vấn khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.